Khó đi vào giấc ngủ là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh rối loạn giấc ngủ. Vậy khó đi vào giấc ngủ phải làm sao? Biện pháp nào giúp cải thiện tình trạng này an toàn và hiệu quả nhất? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé.
Nguyên nhân khó đi vào giấc ngủ là gì?
Nguyên nhân khó đi vào giấc ngủ là gì?
Khó đi vào giấc ngủ là một trong những triệu chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng nằm trằn trọc trên 30 phút nhưng không thể ngủ được. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn khó đi vào giấc ngủ bao gồm:
Căng thẳng, lo lắng
Những lo lắng về công việc, học hành, sức khỏe, tài chính hoặc những biến cố trong cuộc sống chẳng hạn như ly hôn, mất việc,… làm bạn liên tục suy nghĩ về nó kể cả khi chúng ta đi ngủ, dẫn đến tình trạng khó đi vào giấc ngủ.
Ngoài ra, nhiều người bị khó ngủ thường xuyên cảm thấy lo lắng về giấc ngủ, mong muốn ngủ được nhanh nhưng lại không thể ngủ được, điều này khiến tâm trạng càng căng thẳng khiến tình trạng khó đi vào giấc ngủ trở nên trầm trọng hơn.
Ăn nhiều thực phẩm chứa protein vào buổi tối
Những thực phẩm giàu protein thường tốn nhiều thời gian để tiêu hóa hơn. Vì vậy, khi ăn nhiều thực phẩm giàu protein như thịt nạc, các loại cá, trứng,... vào buổi tối có thể khiến bạn cảm thấy đầy bụng, bí bách, không thoải mái khi nằm và khó đi vào giấc ngủ hơn.
Ăn các thực phẩm nhiều protein vào buổi tối khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn
Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Ánh sáng xanh từ các màn hình tivi, điện thoại thông minh hoặc máy tính sẽ đánh lừa não bộ, khiến não bộ nhầm tưởng là ban ngày và phát tín hiệu giảm tiết hormone melatonin. Đây là hormon được tuyến tùng tiết ra trong bóng tối, có vai trò kiểm soát chu kỳ giấc ngủ, điều hòa nhịp sinh học của cơ thể và mang lại cảm giác buồn ngủ vào ban đêm. Do đó, giảm tiết melatonin làm bạn không buồn ngủ và khó đi vào giấc ngủ hơn.
Sử dụng cafein, thuốc lá và rượu
Thói quen hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, trà đặc và các đồ uống có chứa cafein khác vào buổi tối sẽ kích thích não bộ, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Mắc một số bệnh lý
Một số bệnh lý như hen suyễn, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD), các chứng đau (đau dạ dày, đau khớp, đau do ung thư)… cũng khiến bạn khó chịu, đau đớn, làm bạn khó đi vào giấc ngủ và ngủ không ngon giấc.
Phòng ngủ không thoải mái
Phòng ngủ quá chật chội, bừa bộn, chăn gối không sạch sẽ có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái, bí bách và khó đi vào giấc ngủ hơn.
Ngoài ra, tiếng ồn từ môi trường xung quanh, đèn ngủ quá sáng hay nhiệt độ trong phòng không thích hợp cũng gây cản trở giấc ngủ của bạn, làm bạn khó đi vào giấc ngủ và dễ tỉnh giấc giữa đêm.
Không gian phòng ngủ thoải mái giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ
Hậu quả của việc khó đi vào giấc ngủ
Ngủ là hoạt động cần thiết để cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi, lấy lại năng lượng cho ngày mới. Thời gian ngủ cần thiết ở người trưởng thành là 7-8 tiếng mỗi đêm. Những người khó đi vào giấc ngủ thường ngủ ít hơn bình thường, dẫn đến cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Các hậu quả của việc khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ bao gồm:
- Ngủ không đủ giấc gây cảm giác mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ vào ban ngày.
- Học tập và làm việc không hiệu quả.
- Ảnh hưởng đến tâm trạng, dễ căng thẳng, cáu gắt, chán nản.
- Ảnh hưởng đến ngoại hình: Khó ngủ, mất ngủ kéo dài có thể gây thừa cân, béo phì, da nhăn nheo, xỉn màu, mọc mụn trứng cá, rụng tóc,...
- Tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường và các bệnh tim mạch khác.
Có thể thấy, tình trạng khó đi vào giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Do đó, chúng ta cần sớm áp dụng những biện pháp giúp khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Khó đi vào giấc ngủ phải làm sao?
Thư giãn trước khi đi ngủ
Một số biện pháp thư giãn trước khi đi ngủ như ngồi thiền, tập yoga, ngâm chân nước ấm,... sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, đặc biệt với những người bị khó ngủ do căng thẳng, lo âu.
Ngồi thiền giúp bạn tĩnh tâm và dễ ngủ hơn
Không ăn quá nhiều vào buổi tối
Tránh ăn nhiều thực phẩm giàu protein vào bữa tối để giảm áp lực cho đường tiêu hóa. Bữa tối nhẹ nhàng cùng một quả chuối hoặc một hộp sữa chua trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Các thiết bị điện tử ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại bởi có tính tiện lợi và giải trí cao. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử gần giờ đi ngủ. Điều này vừa giúp bảo vệ thị lực, vừa giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Tránh sử dụng các chất kích thích
Không uống cà phê, trà đặc và các đồ uống chứa caffein khác sau 2 giờ chiều. Đồng thời, không uống rượu bia và hút thuốc lá vào buổi tối. Thay vào đó, một ly sữa ấm hoặc trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà hoa nhài,... sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Một ly sữa ấm giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn
Tập thể dục đều đặn
Bạn nên tạo thói quen tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Việc tập luyện điều độ các môn thể thao như đi bộ, đạp xe,… giúp giãn cơ, dẻo dai xương khớp, mang lại cảm giác thư thái, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên, bạn không nên vận động mạnh trong vòng 3-4 giờ trước khi đi ngủ.
Tạo không gian phòng ngủ thoải mái
Phòng ngủ nên được dọn dẹp sạch sẽ, bố trí ngăn nắp, thoáng khí, ít ánh sáng, nhiệt độ phù hợp sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nếu môi trường xung quanh quá ồn làm bạn không thể ngủ được, hãy dùng nút bịt tai để giảm thiểu tối đa tiếng ồn nhé.
Bổ sung các sản phẩm chứa melatonin
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, melatonin là hormone giúp mang lại cảm giác buồn ngủ và đảm bảo lịch trình ngủ - thức đều đặn mỗi ngày thông qua vai trò kiểm soát chu kỳ giấc ngủ và điều hòa nhịp sinh học bên trong cơ thể.
Do đó, sử dụng sản phẩm chứa melatonin như viên uống thảo dược BoniSleep + của Mỹ sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng khó đi vào giấc ngủ, giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn.
BoniSleep + - Viên uống thảo dược giúp dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngon giấc hơn
Thành phần và tác dụng của BoniSleep +
Ngoài Melatonin, BoniSleep + còn là sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần khác giúp cải thiện hiệu quả tình trạng khó đi vào giấc ngủ, mang đến giấc ngủ sâu ngon, trọn vẹn hơn, cụ thể là:
- Thành phần giúp nuôi dưỡng thần kinh và não bộ: Lactium. Đây là hoạt chất quý được chiết xuất từ đạm sữa, giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh và tái tạo sức sống não bộ, mang đến tâm trạng thoải mái, sảng khoái, giải tỏa lo âu hiệu quả. Đặc biệt, theo nghiên cứu của nhà khoa học Soken tại Nhật Bản năm 2006, khi dùng liều 150mg Lactium trên 44 người tình nguyện sau 4 tuần cho kết quả giúp cải thiện 66% giấc ngủ.
- Các thảo dược an thần nổi tiếng: Nữ lang, lạc tiên, hoa bia, trinh nữ, ngọc trai,... giúp làm an dịu thần kinh, giảm căng thẳng stress, giúp dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn
- Các thành phần giúp giảm căng thẳng, stress, lo âu: 5 HTP, L-theanine từ lá chè giúp tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin, cùng với GABA giúp tăng tần suất sóng alpha, giảm tần suất sóng beta tạo trạng thái thư giãn sâu, giảm lo âu giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Với các thành phần có nguồn gốc 100% thiên nhiên như trên, BoniSleep + rất an toàn, không có tác dụng phụ, đạt chứng nhận của WHO và Cục quản lý dược phẩm, thực phẩm của Hoa Kỳ về an toàn.
Hơn nữa, BoniSleep + được sản xuất tại nhà máy J&E International của Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals trên dây chuyền tiên tiến áp dụng công nghệ bào chế microfluidizer - công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới, giúp hiệu quả hấp thu có thể lên tới 100%.
Sau nhiều năm lưu hành trên thị trường, BoniSleep + đã trở thành cứu cánh cho hàng vạn bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ, giúp họ lấy lại giấc ngủ ngon. Do đó, năm 2017 BoniSleep + đã vinh dự được PGs.Ts Trần Đáng - chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng danh hiệu “huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng” .
Khách hàng nói gì về BoniSleep + ?
Rất nhiều bệnh nhân gặp tình trạng khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ đã sử dụng BoniSleep + và cho hiệu quả cải thiện giấc ngủ rất tốt. Mời bạn đọc cùng lắng nghe những chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniSleep + dưới đây nhé.
Chị Nguyễn Thị Nghiên 48 tuổi, ở 33C1, kp1, Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai, điện thoại 0908863768
Chị Nguyễn Thị Nghiên - 48 tuổi
“Năm 2014, giấc ngủ của chị kém đi do bệnh thoái hóa cột sống. Ban đầu, chị chỉ khó đi vào giấc ngủ. Dần dần, tình trạng khó ngủ ngày càng nặng, cả đêm chị trằn trọc, chỉ ngủ được khoảng 1-2 tiếng, nhiều khi thức trắng đêm. Chị uống thuốc tây cũng ngủ được nhưng giấc ngủ không tự nhiên, ngủ mê mệt, sáng dậy đầu óc nặng nề lắm. Nhưng chỉ được 1-2 tháng, chị bị nhờn thuốc tây, tăng liều lên cũng chẳng ngủ được.”
“Tình cờ chị xem ti vi thấy quảng cáo sản phẩm BoniSleep + của Mỹ nên mua về dùng thử. Chỉ sau mấy ngày, giấc ngủ đã được cải thiện rõ rệt. Chị dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ được một mạch 6 tiếng mỗi đêm. Sáng dậy tinh thần khoan khoái, thoải mái lắm. Chị cảm ơn BoniSleep + nhiều lắm.”
Cô Vũ Thị Thêm 53 tuổi, ở số 249 Nguyễn Viết Xuân, Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, điện thoại 0353833541
Cô Vũ Thị Thêm - 53 tuổi
“Cô bị mất ngủ và đau đầu kinh niên đã 4 năm nay, từng dùng nhiều loại thuốc, khám nhiều bệnh viện khác nhau nhưng không đỡ. Mỗi đêm cô ngủ được ít lắm, chỉ khoảng 2-3 tiếng, nằm trằn trọc không ngủ tiếp được.”
“Tình cờ cô biết đến sản phẩm BoniSleep + giúp dễ ngủ, ngủ ngon khi đọc báo Sống khỏe nên mua về dùng. Hai ngày đầu cô vẫn chưa ngủ được nhưng đến ngày thứ 3 thì giấc ngủ được cải thiện rõ rệt. Cô đã ngủ được một mạch 6 tiếng, giấc ngủ tự nhiên, nhẹ nhàng lắm. Ngủ được nên bệnh đau đầu kinh niên của cô cũng đỡ hơn nhiều. Cô mừng lắm!”
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ cho bạn thông tin để giải đáp thắc mắc “Khó đi vào giấc ngủ phải làm sao” và nắm được giải pháp BoniSleep + giúp cải thiện tình trạng này an toàn và hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 18001044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Chữa mất ngủ cho người cao huyết áp bằng cách nào?
- Mất ngủ uống tâm sen như thế nào? Những lưu ý về cách sử dụng